ATTĀNUVĀDA SUTTA – Kinh sợ hãi


Palī:

“Cattārimāni, bhikkhave, bhayāni. Katamāni cattāri? Attānuvādabhayaṁ, parānuvādabhayaṁ, daṇḍabhayaṁ, duggatibhayaṁ.

Katamañca, bhikkhave, attānuvādabhayaṁ? Idha, bhikkhave, ekacco iti paṭisañcikkhati: ‘ahañceva kho pana kāyena duccaritaṁ careyyaṁ, vācāya duccaritaṁ careyyaṁ, manasā duccaritaṁ careyyaṁ, kiñca taṁ yaṁ maṁ attā sīlato na upavadeyyā’ti. So attānuvādabhayassa bhīto kāyaduccaritaṁ pahāya kāyasucaritaṁ bhāveti, vacīduccaritaṁ pahāya vacīsucaritaṁ bhāveti, manoduccaritaṁ pahāya manosucaritaṁ bhāveti, suddhaṁ attānaṁ pariharati. Idaṁ vuccati, bhikkhave, attānuvādabhayaṁ.

Katamañca, bhikkhave, parānuvādabhayaṁ? Idha, bhikkhave, ekacco iti paṭisañcikkhati: ‘ahañceva kho pana kāyena duccaritaṁ careyyaṁ, vācāya duccaritaṁ careyyaṁ, manasā duccaritaṁ careyyaṁ, kiñca taṁ yaṁ maṁ pare sīlato na upavadeyyun’ti. So parānuvādabhayassa bhīto kāyaduccaritaṁ pahāya kāyasucaritaṁ bhāveti, vacīduccaritaṁ pahāya vacīsucaritaṁ bhāveti, manoduccaritaṁ pahāya manosucaritaṁ bhāveti, suddhaṁ attānaṁ pariharati. Idaṁ vuccati, bhikkhave, parānuvādabhayaṁ.

Katamañca, bhikkhave, daṇḍabhayaṁ? Idha, bhikkhave, ekacco passati coraṁ āgucāriṁ, rājāno gahetvā vividhā kammakāraṇā kārente, kasāhipi tāḷente, vettehipi tāḷente, addhadaṇḍakehipi tāḷente, hatthampi chindante, pādampi chindante, hatthapādampi chindante, kaṇṇampi chindante, nāsampi chindante, kaṇṇanāsampi chindante, bilaṅgathālikampi karonte, saṅkhamuṇḍikampi karonte, rāhumukhampi karonte, jotimālikampi karonte, hatthapajjotikampi karonte, erakavattikampi karonte, cīrakavāsikampi karonte, eṇeyyakampi karonte, balisamaṁsikampi karonte, kahāpaṇakampi karonte, khārāpatacchikampi karonte, palighaparivattikampi karonte, palālapīṭhakampi karonte, tattenapi telena osiñcante, sunakhehipi khādāpente, jīvantampi sūle uttāsente, asināpi sīsaṁ chindante.

Tassa evaṁ hoti: ‘yathārūpānaṁ kho pāpakānaṁ kammānaṁ hetu coraṁ āgucāriṁ rājāno gahetvā vividhā kammakāraṇā kārenti, kasāhipi tāḷenti …pe… asināpi sīsaṁ chindanti, ahañceva kho pana evarūpaṁ pāpakammaṁ kareyyaṁ, mampi rājāno gahetvā evarūpā vividhā kammakāraṇā kāreyyuṁ, kasāhipi tāḷeyyuṁ, vettehipi tāḷeyyuṁ, addhadaṇḍakehipi tāḷeyyuṁ, hatthampi chindeyyuṁ, pādampi chindeyyuṁ, hatthapādampi chindeyyuṁ, kaṇṇampi chindeyyuṁ, nāsampi chindeyyuṁ, kaṇṇanāsampi chindeyyuṁ, bilaṅgathālikampi kareyyuṁ, saṅkhamuṇḍikampi kareyyuṁ; rāhumukhampi kareyyuṁ, jotimālikampi kareyyuṁ, hatthapajjotikampi kareyyuṁ, erakavattikampi kareyyuṁ, cīrakavāsikampi kareyyuṁ, eṇeyyakampi kareyyuṁ, balisamaṁsikampi kareyyuṁ, kahāpaṇakampi kareyyuṁ, khārāpatacchikampi kareyyuṁ, palighaparivattikampi kareyyuṁ, palālapīṭhakampi kareyyuṁ, tattenapi telena osiñceyyuṁ, sunakhehipi khādāpeyyuṁ, jīvantampi sūle uttāseyyuṁ, asināpi sīsaṁ chindeyyun’ti. So daṇḍabhayassa bhīto na paresaṁ pābhataṁ vilumpanto carati. Kāyaduccaritaṁ pahāya …pe… suddhaṁ attānaṁ pariharati. Idaṁ vuccati, bhikkhave, daṇḍabhayaṁ.

Katamañca, bhikkhave, duggatibhayaṁ? Idha, bhikkhave, ekacco iti paṭisañcikkhati: ‘kāyaduccaritassa kho pāpako vipāko abhisamparāyaṁ, vacīduccaritassa pāpako vipāko abhisamparāyaṁ, manoduccaritassa pāpako vipāko abhisamparāyaṁ. Ahañceva kho pana kāyena duccaritaṁ careyyaṁ, vācāya duccaritaṁ careyyaṁ, manasā duccaritaṁ careyyaṁ, kiñca taṁ yāhaṁ na kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjeyyan’ti. So duggatibhayassa bhīto kāyaduccaritaṁ pahāya kāyasucaritaṁ bhāveti, vacīduccaritaṁ pahāya vacīsucaritaṁ bhāveti, manoduccaritaṁ pahāya manosucaritaṁ bhāveti, suddhaṁ attānaṁ pariharati. Idaṁ vuccati, bhikkhave, duggatibhayaṁ.

Imāni kho, bhikkhave, cattāri bhayānī”ti.

Tiếng Việt:

—Này các Tỷ-kheo, có bốn sự sợ hãi này. Thế nào là bốn? Sợ hãi tự mình trách, sợ hãi người khác trách, sợ hãi hình phạt, sợ hãi ác thú.

—Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự sợ hãi tự mình trách?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người suy xét: “Nếu thân ta làm ác, lời nói ta ác, ý nghĩa ta ác, thời tự ngã có thể trách ta về phương diện giới: “Sao lại làm nghiệp ấy?”. Người ấy do sợ hãi tự trách, đoạn tận thân làm ác, tu tập thân làm lành, đoạn tận lời nói ác, tu tập lời nói lành, đoạn tận ý nghĩ ác, tu tập ý nghĩ lành; sống tự ngã trong sạch. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sợ hãi tự trách.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi về người khác trách?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người suy xét: “Nếu thân ta làm ác, lời nói ta ác, ý nghĩ ta ác, thời các người khác có thể trách ta về phương diện giới: “Sao lại làm nghiệp ấy?”. Người ấy do sợ hãi người khác trách, đoạn tận thân làm ác, tu tập thân làm lành, đoạn tận lời nói ác, tu tập lời nói lành, đoạn tận ý nghĩ ác, tu tập ý nghĩ lành; sống tự ngã trong sạch. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sợ hãi người khác trách.

—Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi hình phạt?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thấy vua chúa khi bắt được người ăn trộm, kẻ đi cướp đường, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn, họ chặt tay, họ chặt chân, họ chặt tay chân, họ xẻo tai, họ cắt mũi, họ dùng hình phạt vạc dầu, họ dùng hình phạt bối đồi hình (xẻo đỉnh đầu thành hình con sò), họ dùng hình phạt la hầu khẩu hình (lấy xương và thịt cho rộng ra, rồi đổ dầu sôi vào miệng), hỏa man hình (lấy lửa đốt thành vòng hoa), đốt tay, lấy rơm bện lại rồi siết chặt, lấy vỏ cây làm áo, hình phạt con dê núi, lấy câu móc vào thịt, cắt thịt thành hình đồng tiền, quẳng sắt chảy trên thân đầy vết thương rồi chà mạnh, chuyển hình (bắt nằm dưới đất, đâm một gậy sắt qua hai lỗ tai rồi xoay tròn), cao đạp đài (lột da phần trên, lấy chày giã cho nát thân). Họ tưới bằng dầu sôi, họ cho chó ăn, họ đóng cọc những người sống, họ lấy gươm chặt đầu. Người ấy suy nghĩ như sau: “Do nhân làm các nghiệp ác như vậy, các vua chúa khi bắt được người ăn trộm, kẻ đi cướp đường, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác … họ lấy gươm chặt đầu”. Người ấy vì sợ hãi sự sợ hãi hình phạt, không có đi trộm, cướp tài sản người khác.

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sự sợ hãi hình phạt.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự sợ hãi ác thú?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người suy nghĩ như sau: “Với ai thân làm ác, có ác dị thục trong tương lai, với ai lời nói ác … với ai ý nghĩ ác, có ác dị thục trong tương lai. Làm thế nào cho ta sau khi thân hoại mạng chung, không có sanh tại cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục?”. Người ấy vì sợ hãi ác thú, đoạn tận thân làm ác, tu tập thân làm lành; đoạn tận lời nói ác, tu tập lời nói lành; đoạn tận ý nghĩ ác, tu tập ý nghĩ lành; sống với tự ngã trong sạch. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sợ hãi ác thú.

Này các Tỷ-kheo, có bốn loại sợ hãi này.